Tiêm An Toàn - 17 tiêu chuẩn tiêm an toàn của bộ Y tế

Tiêm là một trong các biện pháp đưa thuốc, chất dinh dưỡng vào cơ thể nhằm mục dích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.
Trong điều trị, tiêm có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong trường hợp người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng.  Trong lĩnh vực phòng bệnh, tiêm chủng đã tác động vào việc giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong đối với 6 bệnh truyền nhiễm có thể phòng bằng vắc xin ở trẻ em.

1. Khái niệm tiêm an toàn là gì

Theo WHO, TAT  tiêm an toàn là một quy trình tiêm:
 – Không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm;
 – Không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm;
 – Không tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng

2. Các giải pháp tăng cường thực hành tiêm an toàn

Có 6 giải pháp tăng cường thực hành tiêm an toàn:
– Giải pháp 1: Giảm hoặc loại bỏ các mũi tiêm không cần thiết
– Giải pháp 2: Bảo đảm đầy đủ các phương tiện, thuốc cho kỹ thuật tiêm
– Giải pháp 3: Tiêm phòng vắc xin cho NVYT và thiết lập, thực hiện hệ thống báo cáo các trường hợp phơi nhiễm nghề nghiệp
– Giải pháp 4:Tăng cường kiến thức về TAT và KSNK
– Giải pháp 5:Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
– Giải pháp 6:Thực hành đúng QTKT tiêm

3. 17 Tiêu chuẩn tiêm An toàn của bộ Y tế

1. Rửa tay trước khi thực hiện kỹ thuật tiêm truyền, kể cả khi thay dây dịch truyền hoặc mỗi khi bơm thuốc cho cho mỗi người bệnh.
2. Tiêm thuốc đúng theo y lệnh.
3. Thực hiện: 5đúng: đúng người bệnh – tên thuốc – liều dùng – đường tiêm – thời gian.
4. Khi tiêm truyền : Sử dụng bơm kim tiêm mới, vô khuẩn cho mỗi lần tiêm.
5. Sát khuẩn nắp lọ thuốc trước khi lấy thuốc.
6. Không dùng kim rút thuốc lọ để tiêm.
7. Kim tiêm không bị chạm vào tay và dụng cụ bẩn trước khi tiêm, không mở nắp bảo vệ kim cho đến khi bắt đầu tiêm cho người bệnh.
8. Xác định đúng vị trí tiêm, góc kim và độ sâu của kim, tuân thủ vô khuẩn tuyệt đối khi thực hiện kỹ thuật.
9. Sát khuẩn da vùng tiêm bằng cồn iode 0.1% hay betadine 10% theo hình xoáy chôn ốc, từ trong ra ngoài.
10. Không được đâm kim qua vùng sát khuẩn còn ướt cồn cũng như không được dùng gòn tẩm ướt quá nhiều cồn che lên vị trí tiêm truyền hay ấn trước khi rút kim ra.
11. Đảm bảo đúng kỹ thuật tiêm truyền (2 nhanh – 1 chậm: đâm kim nhanh, rút kim nhanh, bơm thuốc chậm).
12. Quan sát người bệnh trong khi tiêm.
13. Băng gạc vô khuẩn nơi tiêm truyền tĩnh mạch, thay băng mỗi 24h hay thay ngay khi ẩm ướt, dơ, có dấu hiệu nhiễm trùng.
14. Dây dịch truyền, chai dịch truyền thay mỗi 24h.
15. Không đặt kim Catheter quá 72h. Sát khuẩn Catheter (xung quanh nơi bơm thuốc) trước khi bơm qua dây dịch truyền.
16. Thay ngay lập tức hệ thống dây truyền sau khi truyền máu hay lipid nếu tiếp tục truyền các dịch khác.
17. Mang theo hộp thuốc chống shock khi đi tiêm truyền. (thuốc phác đồ chống shock và biết cách xử trí) .
-----------

Bài viết cùng danh mục