Sinh viên tốt nghiệp Dược sĩ làm công việc gì?

Dược sĩ có vai trò rất quan trọng trong hệ thống Y tế, là những người có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe con người. Ngành Dược có rất nhiều lĩnh vực đa dạng với nhiều cơ hội việc làm khác nhau, nếu bạn đang thắc mắc về những công việc của Dược sĩ thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

  1. Ngành Dược là gì?

Ngành Dược là ngành bao gồm các công việc liên quan đến việc sản xuất và phân phối các loại Dược phẩm. Ngành này bao gồm nhiều lĩnh vực như nghiên cứu, sản xuất, đảm bảo chất lượng, quản lý, phân phối các loại thuốc cũng như đảm nhận trách nhiệm hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân...Ngành Dược có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, đòi hỏi nhân sự của ngành phải có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cao.

  1. Sinh viên tốt nghiệp ngành Dược ra trường làm công việc gì?
  • Nghiên cứu, bào chế và kiểm nghiệm thuốc

Dược sĩ sẽ tham gia nghiên cứu, bào chế các loại thuốc mới, nghiên cứu các phản ứng của thuốc đối với từng nhóm người, từng thể trạng, các phản ứng tích cực và tiêu cực của thuốc tới cơ thể người. Đồng thời, Dược sĩ cũng cần phân tích rõ từng thành phần và công dụng của thuốc, kiểm nghiệm, đánh giá xem thuốc đã đủ điều kiện để cấp phép lưu hành ra thị trường hay chưa. 

  • Làm việc tại các nhà máy sản xuất thuốc

Bạn sẽ vận hành các máy móc trong xưởng sản xuất dược phẩm và liên kết với bên nghiên cứu, tham mưu các cách bào chế thuốc để tăng hiệu quả cũng như thời gian bảo quản, độ bền sinh lý…cho thuốc, sau đó liên kết với bên kinh doanh để phân phối sản phẩm tốt nhất.

  • Kinh doanh các tiệm thuốc, nhà thuốc

Sinh viên ngành dược sau khi ra trường có thể làm việc tại các cơ sở bán lẻ (nhà thuốc), bán buôn (công ty phân phối) hay công ty nhập khẩu, các cơ sở y tế bệnh viện. Các bạn có thể tự mở nhà thuốc hoặc công ty sau khi có Chứng chỉ hành nghề Y Dược.

  • Quản lý, giám sát​

Đây là một vị trí hấp dẫn đối với sinh viên ngành dược. Nếu bạn là người có chuyên môn cao, cùng khả năng lãnh đạo và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, bạn có thể phấn đấu lên vị trí này. Bạn có thể làm quản lý tại trạm xá, tiệm thuốc, các cơ sở nghiên cứu hay quản lý các hoạt động Dược học của nhà nước, quốc gia…

  • Giảng viên, trợ giảng

Sinh viên tốt nghiệp từ loại giỏi đến xuất sắc có thể cân nhắc học lên Đại học, Thạc sĩ để nâng cao trình độ chuyên môn. Khi đó, bạn có thể thử sức với vai trò trợ giảng hoặc giảng viên các bộ môn liên quan. 

  • Trình Dược viên​

Trình Dược viên thường thực hiện các công việc như giới thiệu thuốc mới cho các nhà phân phối và hướng dẫn các bệnh viện về công dụng và cách sử dụng thuốc. Có thể nói trình Dược viên chính là cầu nối trung gian trong việc đưa thuốc đến tay người tiêu dùng. Trình Dược viên thường yêu cầu có kỹ năng giao tiếp tốt và hiểu biết về thuốc, thái độ niềm nở với đối tác và khách hàng.

  1. Học Dược ở đâu tốt?

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y Dược Hà Nội lấy khối ngành sức khỏe làm mũi nhọn, mục tiêu đào tạo ra nguồn nhân lực có ích cho xã hội. Ngoài đầu tư đào tạo lý thuyết, trường còn chú trọng vào ứng dụng thực hành. Đội ngũ giảng viên của trường là các giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành Dược có kinh nghiệm dày dặn, mang lại cho sinh viên những bài giảng sát với thực tế, sinh động và hiệu quả.

Cơ sở 1: Số 10 Ngõ 4 Phố Xốm, Q. Hà Đông, Tp. Hà Nội

Cơ sở 2: Số 1 Trịnh Văn Bô, Q. Nam Từ Liêm, Tp. Hà Nội

Điện thoại:  0912 218 811

Website: http://Caodangkythuatyduochanoi.vn/ Mail: yduochanoi.edu.vn@gmail.com

 

Bài viết cùng danh mục