Ngành Dược sĩ học gì? Tiềm năng về nguồn nhân lực trong tương lai?

Với tình hình kinh tế – xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng quan tâm đến sức khỏe của bản thân và mong muốn nâng cao chất lượng sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy đã tạo ra cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho những sinh viên dược có chuyên môn và kiến ​​thức dược sâu rộng. Sau đây, hãy cùng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y Dược Hà Nội tìm hiểu: Ngành Dược sĩ học gì? Tiềm năng về nguồn nhân lực trong tương lai?

1. Ngành Dược sĩ là gì? 

Ngành dược sĩ là ngành thuộc lĩnh vực khoa học ứng dụng, nghiên cứu về thuốc trên ba lĩnh vực chính bao gồm chế tạo ra nguyên liệu thông qua quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể, cách ứng dụng thuốc trong điều trị bệnh, nghiên cứu & bào chế các chất lấy từ tự nhiên hay tổng hợp để chống lại bệnh tật, bảo vệ cơ thể và chăm sóc sức khỏe con người.

Dược học gồm nhiều lĩnh vực có thể kể đến như: nghiên cứu và điều chế thuốc mới, sản xuất, kinh doanh, phân phối, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người,… Ngành Dược học dựa trên chủ yếu và cơ bản nhất là hóa học và sinh học. 

2. Tiềm năng về nguồn nhân lực trong tương lai ngành Dược học 

Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, dân số Việt Nam đang ở “giai đoạn già hóa”. Điều này cũng sẽ làm tăng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, vì vậy ngành dược phẩm cũng sẽ có cơ hội phát triển nhanh hơn. Đồng thời đã thúc đẩy các công ty trong và ngoài nước tập trung đầu tư nghiên cứu dược phẩm và xây dựng nhà máy sản xuất.

Cùng hệ thống phân phối dược phẩm rộng khắp cả nước với hơn 2.200 đơn vị và 43.000 điểm bán lẻ. Do đó, nghề nghiệp dược sĩ rất rộng mở và sinh viên sẽ không phải lo lắng về việc làm sau khi ra trường. Nếu bạn có đam mê học ngành dược thì hãy tiếp tục theo đuổi đam mê của mình vì cơ hội việc làm của ngành này sau khi ra trường là rất lớn.

3. Những việc làm phổ biến cho sinh viên ngành Dược học là gì? 

Nghiên cứu viên

Đây là một trong những công việc dành cho sinh viên ngành Dược đam mê nghiên cứu khoa học. Nhiệm vụ của một nghiên cứu viên nhìn chung là nghiên cứu các ảnh hưởng, tác động của thuốc, chế tạo ra các sản phẩm mới và nâng cao chất lượng của thuốc.

Kinh doanh các tiệm thuốc, nhà thuốc

Sinh viên ngành dược sau khi ra trường có thể làm tại các cơ sở bán lẻ (Nhà thuốc), bán buôn (công ty phân phối) hay công ty nhập khẩu, các cơ sở y tế bệnh viện. Đặc biệt, nếu theo học ngành dược tại MPT, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận thực tiễn tại các bệnh viện, nhà máy sản xuất thuốc, nhà thuốc và đặc biệt các phòng thực tập tại khoa KHSK chuyên ngành Dược. 

Quản lý, giám sát​

Đây là một vị trí hấp dẫn đối với sinh viên ngành dược. Nếu bạn là người có chuyên môn cao, cùng khả năng lãnh đạo và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, bạn có thể phấn đấu lên vị trí này. Bạn có thể làm quản lý tại trạm xá, tiệm thuốc, các cơ sở nghiên cứu hay quản lý các hoạt động Dược học của nhà nước, của quốc gia…

Giảng viên, trợ giảng

Sinh viên tốt nghiệp từ loại giỏi đến xuất sắc có thể cân nhắc học lên Thạc sĩ để nâng cao trình độ chuyên môn. Khi đó, bạn có thể thử sức với vai trò trợ giảng hoặc giảng viên các bộ môn liên quan. 

Nhà bào chế thuốc

Nếu bạn là người đam mê hóa học, thích tìm tòi, nghiên cứu và có phản ứng nhạy với các loại thuốc, bạn có thể trở thành nhà bào chế thuốc. Công việc của bạn là tham gia vào các quá trình bào chế, thí nghiệm thuốc, sản xuất thuốc, làm việc trong các phòng thí nghiệm…

Trình Dược viên​

Trình Dược viên thường thực hiện các công việc như giới thiệu thuốc mới cho các nhà phân phối và hướng dẫn các bệnh viện về công dụng và cách sử dụng thuốc. Có thể nói trình Dược viên chính là cầu nối trung gian trong việc đưa thuốc đến tay người tiêu dùng. Trình Dược viên thường yêu cầu có kỹ năng giao tiếp tốt và hiểu biết về thuốc, thái độ niềm nở với đối tác và khách hàng.

 

Bài viết cùng danh mục