Khung chương trình đào tạo Cao Đẳng Dược - Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Dược Hà Nội

 

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT Y - DƯỢC HÀ NỘI

********************************************************************************

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY

NGÀNH, NGHỀ ĐÀO TẠO: DƯỢC

MÃ NGÀNH, NGHỀ: 6720201

(Ban hành kèm theo quyết định số: 81, ngày 20 tháng 04 năm  2020

Của hiệu trưởng Trường Cao đẳng kỹ thuật Y-Dược Hà Nội)

 

Hà Nội, năm 2020

MỤC LỤC

TT

Nội dung

Trang

MH01

Giáo dục chính trị

17

MH02

Pháp luật

27

MH03

Tiếng Anh

32

MH04

Giáo dục thể chất

46

MH05

Giáo dục quốc phòng

56

MH06

Tin học

72

MH07

Tiếng Anh CN

84

MH08

Vật lý

89

MH09

Xác suất thống kê Y Dược

103

MHD01

Sinh học và Di truyền

109

MHD02

Hóa Đại cương – Vô cơ

119

MHD03

Vi sinh – Ký sinh trùng

135

MHD04

Giải phẫu – Sinh lý

160

MHD05

Hóa Hữu cơ

184

MHD06

Hóa Phân tích

206

MHD07

Hóa sinh

220

MHD08

Thực vật Dược

237

MHD09

Bệnh học

252

MHD10

Hóa dược

257

MHD11

Dược liệu

257

MHD12

Dược lý 1

294

MHD13

Dược lý 2

310

MHD14

Bào chế 1

326

MHD15

Bào chế 2

341

MHD16

Kiểm nghiệm thuốc

355

MHD17

Quản lý tồn trữ thuốc

380

MHD18

Dược lâm sàng

386

MHD19

Kinh tế Dược

395

MHD20

Đảm bảo chất lượng thuốc

408

MHD21

Pháp chế Dược

415

MHD22

Dược học cổ truyền

423

MHD23

Thực tế ngành

439

MHD24

 Thực tập tốt nghiệp

443

MHD25

Môn tự chọn

448

       

 

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT Y- DƯỢC HÀ NỘI

                -----------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

              -----------------

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG DƯỢC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 81 /QĐ - KTYD   ngày  20 tháng 04 năm 2020 của  Hiệu trưởng trường Cao đẳng kỹ thuật Y-Dược Hà Nội )

Tên ngành, nghề :   Dược

Mã ngành, nghề : 6720201

Trình độ đào tạo : Cao đẳng 

Hình thức đào tạo : Chính quy

Đối tượng tuyển sinh : Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

Thời gian đào tạo : 30 tháng ( 3 năm)

Phương thức đào tạo: Tích lũy tín chỉ/ Mô đun

           Danh hiệu sau khi tốt nghiệp:DANH HIỆU CỬ NHÂN THỰC HÀNH DƯỢC

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề: Dược trình độ cao đẳng là ngành, nghề liên quan tới thuốc và có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của con người. Các công việc chủ yếu được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu; viện, trung tâm, phòng kiểm nghiệm; các công ty dược, nhà thuốc, quầy thuốc, kho thuốc; bộ phận dược của các cơ sở y tế như bệnh viện các tuyến, trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám chữa bệnh…, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam. Nghề Dược trình độ cao đẳng gồm 5 lĩnh vực: Đảm bảo và kiểm tra chất lượng thuốc; Sản xuất, pha chế thuốc; Bảo quản thuốc; Quản lý và cung ứng thuốc; Dược bệnh viện tương ứng với 10 vị trí việc làm phổ biến. Mỗi vị trí việc làm có phạm vi công việc và nhiệm vụ đặc thù riêng như:

 - Kiểm nghiệm thuốc-mỹ phẩm-thực phẩm: lấy và xử lý mẫu; hủy mẫu kiểm nghiệm; kiểm tra chất lượng mẫu; tổng hợp đánh giá kết quả phân tích và quản lý hoạt động thử nghiệm;

- Đảm bảo chất lượng: giám sát, kiểm tra quá trình sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm theo các qui trình chuẩn;

- Bán lẻ thuốc: kiểm nhập, sắp xếp, bảo quản, tư vấn lựa chọn, hướng dẫn sử dụng và bán thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường-dược liệu, chốt đơn hàng, số lượng hàng hóa đã bán...;

- Chủ quầy thuốc: chọn địa điểm mở quầy, trang thiết bị, các mặt hàng kinh doanh; lựa chọn nhà cung cấp; quyết định đến chiến lược kinh doanh, quản lý kinh tế; quyết định tuyển dụng, tổ chức nhân sự tại quầy thuốc, bán lẻ thuốc-mỹ phẩm - thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường - dược liệu...;

- Kho dược và vật tư y tế: nhập - xuất, sắp xếp, bảo quản thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm chức năng - vật tư y tế; giao hàng, xử lý thuốc bị trả về hoặc thu hồi; thực hiện lao động trong kho, vệ sinh, an toàn kho; kiểm tra, kiểm soát thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường - dược liệu - hóa chất về số lượng, chất lượng và hạn sử dụng…;

- Thủ kho dược và vật tư y tế: ngoài nhiệm vụ của một nhân viên kho, thủ kho thực hiện công việc tổ chức lao động trong kho; quản lý thuốc - mỹ phẩm- thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường - dược liệu - hóa chất, các loại thiết bị…;

- Marketing - giới thiệu thuốc: phát triển thị trường, giới thiệu, bán sản phẩm của doanh nghiệp dược tới cán bộ y tế của cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc, quầy thuốc…;

- Công tác dược tại cơ sở y tế: lập dự trù, kiểm nhập, sắp xếp, bảo quản, cấp phát thuốc – hóa chất - vật tư y tế - dược liệu ; kiểm kê kho; theo dõi, thống kê, báo cáo số liệu thuốc – hóa chất - vật tư y tế - dược liệu; pha chế và kiểm tra chất lượng thuốc; nghiệp vụ dược; bán lẻ thuốc - mỹ phẩm-thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường - dược liệu tại nhà thuốc bệnh viện.

Điều kiện làm việc của nghề thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm thuốc - mỹ phẩm-thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường - dược liệu, sử dụng, vận hành thiết bị máy móc có độ chính xác cao đòi hỏi người làm nghề dược luôn phải tỷ mỷ, chính xác, thận trọng, thái độ trung thực và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Đối với công việc thuộc lĩnh vực kinh doanh, thường xuyên tiếp xúc với khách hàng là cán bộ y tế, bệnh nhân đòi hỏi người làm nghề ngoài việc nắm chắc kiến thức về thuốc, còn phải rèn luyện tác phong thận trọng, chính xác, khả năng giao tiếp khéo léo, thuyết trình chuyên nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.960 giờ (tương đương 113 tín chỉ).

2. Kiến thức : - Trình bày và vận dụng được các kiến thức cơ bản về vi sinh - kí sinh trùng, giải phẫu sinh lý, bệnh học, hóa học (vô cơ, hữu cơ, hóa phân tích), thực vật vào chuyên môn dược.

- Mô tả được vị trí, vai trò, chức năng của lĩnh vực Dược trong hệ thống y tế Việt Nam.

- Trình bày và vận dụng được một số nội dung cơ bản của Luật Dược và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hành nghề dược;

- Trình bày được những đặc điểm chính về dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định của các thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm trong Danh mục thuốc thiết yếu;

- Trình bày được tên Việt Nam, tên khoa học, bộ phận dùng, cách thu hái, chế biến sơ bộ, thành phần hóa học, công dụng, cách dùng của 100 vị thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thiết yếu trong Danh mục thuốc thiết yếu;

- Phân tích được vai trò các thành phần trong công thức thuốc;

- Phân biệt được các dạng bào chế và hướng dẫn sử dụng các các dạng bào chế;

- Mô tả được quy trình sản xuất một số dạng thuốc quy ước (thuốc bột, thuốc cốm, viên nén, viên nang, thuốc mỡ, thuốc kem, thuốc nhỏ mắt, thuốc tiêm);

- Phân tích được quy trình quản lý điều hành tổ sản xuất và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng;

- Trình bày quy định lấy mẫu, lưu mẫu kiểm nghiệm; hủy mẫu kiểm nghiệm và các quy định về môi trường kiểm nghiệm;

- Liệt kê được các chỉ tiêu và mô tả được phương pháp thử trong kiểm nghiệm các dạng bào chế quy ước và nguyên liệu làm thuốc.

- Trình bày hệ thống quản lý chất lượng thuốc tại Việt Nam và các quy định đảm bảo chất lượng

- Trình bày và vận dụng được các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt (bao gồm: GMP, GSP, GPP, GLP) trong thực hành nghề nghiệp

- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc, hóa chất, dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và vật tư y tế;

- Trình bày được các quy định về sắp xếp, bảo quản thuốc, hóa chất, dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và vật tư y tế;

- Phát hiện được các tương tác thuốc thường gặp và đưa ra biện pháp hạn chế tương tác bất lợi;

- Phân tích được được chế độ sử dụng thuốc phù hợp cho từng đối tượng cụ thể: trẻ em, người trưởng thành, người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú … và các ca lâm sàng từ đó có tư vấn hợp lý.

- Trình bày và vận dụng được các khái niệm, các quy luật và nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế dược và quản trị kinh doanh dược, Marketing dược trong hành nghề;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng: - Giao tiếp có hiệu quả với đồng nghiệp, bệnh nhân và cộng đồng;

- Tìm kiếm, thu thập, xử lý thông tin, viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán với ngôn ngữ, cách thức và thời lượng phù hợp;

- Nhận biết và hướng dẫn sử dụng được các thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm và 100 vị thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thiết yếu trong Danh mục thuốc thiết yếu an toàn, hiệu quả, hợp lý;

- Sản xuất, pha chế được một số dạng thuốc, thực phẩm chức năng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP;

- Phân công công việc, giám sát công việc thực hiện của từng thành viên trong tổ sản xuất, kho thuốc, quầy thuốc;

- Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác kiểm nghiệm thuốc, hóa chất, nguyên liệu thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm;

- Lấy mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng kiểm nghiệm theo đúng quy định

- Pha chế được một số dung dịch chuẩn, dung dịch gốc, thuốc thử đúng quy định;

- Kiểm nghiệm được một số dạng thuốc, dược liệu cơ bản theo tiêu chuẩn Dược Điển;

- Kiểm soát điều kiện môi trường thử nghiệm theo đúng quy định;

- Hủy mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng theo đúng quy định;

- Thực hiện được các công việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ thiết bị cơ bản trong sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản;

- Giám sát được quá trình sản xuất theo đúng quy định;

- Chẩn đoán được những bệnh thông thường dựa vào quá trình khai thác thông tin liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân;

- Xác định được các tình huống cần có sự tư vấn của dược sỹ hoặc bác sỹ;

- Tư vấn, lựa chọn, lấy hàng, ra lẻ, tính tiền, nhận tiền và hướng dẫn sử dụng được các thuốc cơ bản đảm bảo an toàn-hiệu quả-hợp lý;

- Sắp xếp, trưng bày, bảo quản thuốc, hóa chất, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu, vật tư y tế theo đúng quy định;

- Lập được chiến lược kinh doanh cho quầy thuốc;

- Mua, nhập và kiểm soát chất lượng thuốc, hóa chất, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu, vật tư y tế theo đúng quy trình;

- Giao, gửi thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế theo đúng quy định;

- Xử lý được thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế trả về hoặc thu hồi;

- Kiểm tra, kiểm soát thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế về số lượng, chất lượng và hạn sử dụng;

- Lập được kế hoạch cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng thuốc, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao;

- Thu thập và báo cáo các phản ứng có hại của thuốc (ADR);

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Tuân thủ các nguyên tắc, qui trình thao tác chuẩn (SOP), GPs và ISO trong lĩnh vực dược phẩm;

- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, sử dụng, bảo dưỡng cơ sở vật chất và các trang thiết bị;

- Tuân thủ các nguyên tắc sử dụng các trang thiết bị trong ngành dược;

- Chịu trách nhiệm quá trình kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm – thực phẩm;

- Chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển, cấp phát, bán thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường - dược liệu - hóa chất;

- Chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn, mua sắm, cấp phát, hướng dẫn sử dụng thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm an toàn, hợp lý, hiệu quả;

- Có khả năng làm việc độc lập hoặc tổ chức làm việc theo nhóm;

- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh;

- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, hành nghề theo qui định của pháp luật, trung thực, khách quan; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành;

- Hướng dẫn giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm;

- Đảm bảo chất lượng;

- Bán lẻ thuốc;

- Thực hiện công tác kho dược và vật tư y tế;

- Thủ kho dược và vật tư y tế;

- Kinh doanh dược phẩm;

- Sản xuất thuốc;

- Thực hiện công tác dược tại cơ sở y tế.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Dược trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

7. Khối lượng kiến thức và thời gian của khóa học

- Số lượng môn học, mô đun : 34

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học :  113 tín chỉ (2960 giờ)

- Khối lượng các môn học chung/đại cương : 585 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn : 2.375 giờ

- Khối lượng lý thuyết : 883 giờ ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm : 1994 giờ, kiểm tra, thi kết thúc môn  83 giờ.

8. Nội dung chương trình:

 

Số TT

Mã môn học

Tên môn học/ mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

TH,TT,TN...

Kiểm tra

I

Các môn học chung/đại cương

26

585

216

340

29

I.1

 

Các môn học chung

19

435

157

255

23

1

MH01

Chính trị

4

75

41

29

5

2

MH02

Pháp luật

2

30

18

10

2

3

MH03

Tiếng Anh

5

120

42

72

6

4

MH04

Giáo dục thể chất

2

60

5

51

4

5

MH05

Giáo dục Quốc phòng - An ninh

3

75

36

35

4

6

MH06

Tin học

3

75

15

58

     2

I.2

 

Các môn học đại cương

7

150

59

85

6

7

MH07

Tiếng Anh chuyên ngành

3

60

29

29

2

8

MH08

Vật lý  đại cương

2

45

15

28

2

9

MH09

Xác suất - Thống kê

2

45

15

28

2

II

Các  môn học, mô đun chuyên môn

87

2375

667

1754

54

II.1

Môn học, mô đun cơ sở

20

390

202

174

14

10

MHD01

Sinh học và Di truyền

2

30

29

0

1

11

MHD02

Hoá học đại cương - vô cơ

3

60

29

29

2

12

MHD03

Vi sinh vật và Ký sinh trùng

2

45

14

29

2

13

MHD04

Giải phẫu và Sinh lý

4

75

43

29

3

14

MHD05

Hoá hữu cơ

3

60

29

29

2

15

MHD06

Hóa phân tích

3

60

29

29

2

16

MHD07

Hoá sinh

3

60

29

29

2

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn

65

2040

451

1551

38

17

MHD08

Thực vật dược - Đọc và  viết tên thuốc

4

75

44

28

3

18

MHD09

Bệnh học

4

90

29

58

3

19

MHD10

Hóa dược

4

90

29

58

3

20

MHD11

Dược liệu

4

90

29

58

3

21

MHD12

Dược lý 1

4

90

29

58

3

22

MHD13

Dược lý 2

4

90

29

58

3

23

MHD14

Bào chế 1

4

90

29

58

3

24

MHD15

Bào chế 2

4

90

29

58

3

25

MHD16

Kiểm nghiệm thuốc

4

90

29

58

3

26

MHD17

Quản lý tồn trữ thuốc

2

45

14

29

2

27

MHD18

Dược lâm sàng

3

60

30

28

2

28

MHD19

Kinh tế dược

2

30

29

0

1

29

MHD20

Đảm bảo chất lượng thuốc

3

60

29

29

2

30

MHD21

Pháp chế dược

2

30

29

0

1

31

MHD22

Dược học cổ truyền

3

90

29

58

3

32

MHD23

Thực tế ngành

6

270

0

270

0

33

MHD24

Thực tập tốt nghiệp

8

360

0

360

 

0

34

 

Thi tốt nghiệp 

 

200

15

185

0

II.3

Môn học, mô đun tự chọn

2

45

14

29

2

(Chọn một trong ba môn học)

35

MHD25

Kỹ năng giao tiếp và tư vấn sức khỏe

 

2

 

45

 

14

 

29

 

2

35

MHD25

Maketting dược

35

MHD25

Quản trị - Kinh doanh dược

 

Tổng cộng

113

2960

883

1994

83

 

4. Hướng dẫn thực hiện chương trình

4.1.  Các môn học chung được xây dựng theo Quy định của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội:

- Thông tư 03/2017/TT- BLĐTBXH ngày 11 tháng 3 năm 2017 Quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

- 06 Thông tư hướng dẫn chương trình 06 môn học chung trong chương trình đào tạo trung cấp, cao đẳng bao gồm : Giáo dục chính trị (TT 24/2018/TT- BLĐTBXH), Pháp luật (TT 13/2018/TT-BLDTBXH), GDTC (TT 12/2018/TT- BLĐTBXH), Giáo dục quốc phòng an ninh(TT 10/2018/TT- BLĐTBXH), Tin học (TT 11/2018/TT- BLĐTBXH), Ngoại ngữ (Tiếng anh) (TT 03/2019/TT- BLĐTBXH).

4.2. Xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa

Ngoài đi thực tế ngành, thực tập tốt nghiệp; mỗi năm học tổ chức từ 1 đến 2 tuần cho sinh viên đi hoạt động ngoại khóa: đi thăm quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc; các trung tâm dược, khoa dược tại các bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương.

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra và thi kết thúc môn học, mô đun

a) Về số bài kiểm tra

+ Các mô đun,môn học có từ 2 tín chỉ  trở xuống: thực hiện 1 bài kiểm tra thường xuyên (KTTX)  và 1 bài kiểm tra định kỳ (KTĐK)

+ Các mô đun, môn học có từ 3 tín chỉ trở lên:  thực hiện 2 bài kiểm tra thường xuyên  và 1 bài kiểm tra định kỳ

b) Đối với các mô đun, môn học có thực hành thì bài kiểm tra định kỳ bắt buộc phải là bài thực hành (có thể là kiểm tra hoặc chấm báo cáo thực hành). Điểm thực hành là điều kiện bắt buộc để xét dự thi kết thúc mô đun, môn học.

c) Về thi kết thúc mô đun, môn học: là điểm thi lý thuyết của môn học đó, tổ chức tại trường.

d) Cách tính điểm 

-Điểm trung bình kiểm tra = Điểm trung bình KTTX + (Điểm KTĐK x 2)

                                                                                3

-Điểm trung bình môn học = (Điểm trung bình kiểm tra x 0,4)+ (Điểm thi x 0,6)

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp

Sinh viên phải thi tốt nghiệp hoặc làm khóa luận tốt nghiệp. Tùy điều kiện cụ thể của khóa học, hiệu trưởng sẽ quy định tiêu chuẩn sinh viên được làm khóa luận tốt nghiệp.

4.4.1. Nội dung và thời gian thi tốt nghiệp

a) Thi môn Giáo dục Chính trị

Thi môn Giáo dục Chính trị được tổ chức theo hình thức thi viết với thời gian 90 phút ở trình độ trung cấp, 120 phút ở trình độ cao đẳng hoặc thi trắc nghiệm với thời gian từ 45 phút đến 60 phút.

b) Thi môn Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp

Thi môn Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp được tổ chức theo hình thức thi viết hoặc trắc nghiệm với thời gian thi không quá 180 phút hoặc thi vấn đáp với thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời.

c) Thi môn Thực hành nghề nghiệp

Thi môn Thực hành nghề nghiệp được tổ chức theo hình thức làm bài thực hành kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một phần của sản phẩm hoặc một sản phẩm dịch vụ, công việc. Thời gian thi thực hành cho một đề thi từ 1 đến 3 ngày và không quá 8 giờ/ngày; thời gian thi cụ thể đối với từng ngành, nghề do hiệu trưởng quy định và được công bố trước kỳ thi ít nhất là 5 tuần.

4.4.2. Người học được công nhận tốt nghiệp khi đủ các điều kiện sau:

a) Điểm của mỗi môn thi tốt nghiệp phải đạt từ 5,0 trở lên hoặc điểm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp có điểm đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10;

b) Không trong thời gian: bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập có thời hạn trở lên, bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Hoàn thành các điều kiện khác theo quy định của Nhà trường;

d) Trường hợp người học có hành vi vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật chưa ở mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hiệu trưởng sẽ tổ chức xét kỷ luật trước khi xét điều kiện công nhận tốt nghiệp cho người học đó.

4.4.3. Trường hợp người học bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập có thời hạn, hết thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền nhưng không thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật ở mức bị buộc thôi học thì được hiệu trưởng tổ chức xét công nhận tốt nghiệp.

4.5. Các chú ý khác

Thực tế ngành và thực tập tốt nghiệp

Thực tế ngành được tổ chức vào cuối học kỳ IV và thực tập tốt nghiệp được tổ chức vào kỳ cuối cùng, sau khi sinh viên đã học xong và đạt tất cả các môn học, mô đun quy định. Cơ sở, địa bàn thực tế là các cơ sở sản xuất thuốc, các bệnh viện,Trạm y tế điểm của Nhà trường. Không tổ chức kiểm tra kết thúc hai môn học này mà yêu cầu mỗi sinh viên làm Báo cáo Thực tập theo chủ đề do giáo viên hướng dẫn, kết hợp với điểm hoàn thành và điểm chấm “Nhật ký thực tập” tốt nghiệp của sinh viên.

                                                                                                             

                                                                                        HIỆU TRƯỞNG

                                                                                        PGS.TS. Nguyễn Thị Thịnh

                                                                                       (Đã ký)

Bài viết cùng danh mục