Những thông tin về Thuốc kháng sinh nhất định bạn phải biết

Thuốc kháng sinh là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong y học để điều trị một số bệnh do nhiễm khuẩn gây ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ những hiểu biết về các loại thuốc kháng sinh cũng như cách sử dụng chúng. Hãy cùng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y Dược Hà Nội tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết sau.

  1. Tổng quan về thuốc kháng sinh
  • Thuốc kháng sinh là dược phẩm được phát triển nhằm mục tiêu chống lại các bệnh nhiễm trùng. Kháng sinh hoạt động bằng cách ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi hoặc tiêu diệt chúng.
  1. Tác dụng của thuốc kháng sinh trong y tế
  • Các loại thuốc kháng sinh được dùng trong y tế hiện nay hầu hết chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng, dẫn đến các bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người. Những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra có thể điều trị bằng kháng sinh:
  • Nhiễm trùng ở tai và xoang
  • Nhiễm trùng da
  • Viêm màng não
  • Nhiễm trùng bàng quang và thận
  • Viêm phổi do không khí ô nhiễm
  • Ho gà..
  1. Cơ chế hoạt động của thuốc
  • Kháng sinh chống lại nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc làm chậm và tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn trong cơ thể, bằng cách:
  • Tấn công lớp cấu trúc bảo vệ vi khuẩn
  • Ngăn chặn khả năng sinh sản của vi khuẩn
  • Ngăn chặn sản xuất protein ở vi khuẩn

  1. Cách sử dụng thuốc
  • Thuốc kháng sinh thuộc nhóm penicillin, cephalosprin hoặc macrolid thường được khuyên dùng cách xa bữa ăn. Bạn có thể uống trước khi ăn 1 tiếng hoặc sau khi ăn khoảng 2 tiếng.
  • Trong khi đó, nhóm thuốc quinolon, nitroimidazole lên được dùng trong và ngay sau bữa ăn.
  1. Tác dụng phụ có thể gặp
  • Hầu hết các loại kháng sinh đều có tác dụng phụ tương tự nhau. Tác dụng phụ phổ biến nhất là gây ra khó chịu ở đường tiêu hóa, bao gồm: nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy…
  • Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân cũng gặp phải tác dụng phụ có liên quan tới hệ thần kinh, tim mạch…Nguyên nhân chính gây ảnh hưởng tới các cơ quan trên đó là bạn sử dụng thuốc quá liều.

Bài viết cùng danh mục