Khung chương trình đào tạo Cao Đẳng Điều Dưỡng - Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Dược Hà Nội
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT Y - DƯỢC HÀ NỘI *********************************************************************
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY NGÀNH/NGHỀ: ĐIỀU DƯỠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 81 /QĐ - KTYD ngày 20 tháng 04 năm 2020 của Trường Cao đăng Kỹ thuật Y – Dược Hà Nội)
Hà Nội, năm 2020
|
|
MỤC LỤC
Mã môn hoc |
Tên môn học |
Trang |
MĐ 01 |
Giáo dục chính trị |
16 |
MĐ 02 |
Pháp luật |
25 |
MĐ 03 |
Tiếng anh |
32 |
MĐ 04 |
Giáo dục thể chất |
49 |
MĐ 05 |
Giáo dục Quốc phòng - An ninh |
58 |
MĐ 06 |
Tin học |
73 |
MĐ 07 |
Tiếng Anh chuyên ngành |
83 |
MĐ 08 |
Vật lý - Lý sinh |
86 |
MĐ 09 |
Xác suất - Thống kê |
96 |
MĐ 10 |
Sinh học và Di truyền |
102 |
MĐ 11 |
Hóa học |
107 |
MĐ 12 |
Giải phẫu và Sinh lý |
113 |
MĐ 13 |
Hoá sinh |
122 |
MĐ 14 |
Vi sinh vật và Ký sinh trùng |
138 |
MĐ 15 |
Sinh lý bệnh |
165 |
MĐ 16 |
Dược lý |
187 |
MĐ 17 |
Điều dưỡng cơ sở 1 |
202 |
MĐ 18 |
Điều dưỡng cơ sở 2 |
202 |
MĐ 19 |
Sức khỏe - Môi trường và vệ sinh |
241 |
MĐ 20 |
Dinh dưỡng - Tiết chế |
247 |
MĐ 21 |
Dịch tễ và các bệnh truyền nhiễm |
257 |
MĐ 22 |
Pháp luật và Tổ chức Y tế |
265 |
MĐ 23 |
Sức khoẻ - Nâng cao sức khoẻ & hành vi con người |
273 |
MĐ 24 |
Tâm lý – Y đức |
283 |
MĐ 25 |
Y học cổ truyền |
293 |
MH 26 |
Quản lý điều dưỡng |
305 |
MĐ 27 |
Kiểm soát nhiễm khuẩn |
318 |
MĐ 28 |
Chăm sóc sức khoẻ người bệnh Nội khoa |
327 |
MĐ 29 |
Chăm sóc sức khoẻ người bệnh cao tuổi |
343 |
MĐ 30 |
Phục hồi chức năng |
353 |
MĐ 31 |
Chăm sóc sức khoẻ người bệnh Ngoại khoa |
365 |
MĐ 32 |
Chăm sóc sức khoẻ trẻ em |
390 |
MĐ 33 |
Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ |
407 |
MĐ 34 |
Chăm sóc sức khỏe người bệnh tâm thần |
428 |
MĐ 35 |
Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng |
431 |
MĐ 36 |
Chăm sóc người bệnh cấp cứu & chăm sóc tích cực |
441 |
MĐ 37 |
Thực tập tốt nghiệp |
453 |
MĐ 38 |
Học phần tự chọn: Kỹ năng giao tiếp và tư vấn sức khỏe |
458 |
MĐ 38 |
Học phần tự chọn: Chăm sóc da |
462 |
MĐ 38 |
Học phần tự chọn: Chăm sóc Tai mũi họng |
465 |
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT Y - DƯỢC HÀ NỘI ----------------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------------- |
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 81 /QĐ/KTYD ngày 20 tháng 04 năm 2020 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kỹ thuật Y - Dược Hà Nội )
Tên ngành, nghề: Điều dưỡng
Mã ngành, nghề: 6720301
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Thời gian đào tạo : 30 tháng
Phương thức đào tạo: Tích lũy tín chỉ
Danh hiệu sau khi tốt nghiệp: Danh hiệu cử nhân thực hành Điều dưỡng
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Điều dưỡng trình độ cao đẳng là ngành nghề về chăm sóc sức khỏe người bệnh, có nhiệm vụ chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề Điều dưỡng là người đảm nhận việc chăm sóc, kiểm tra tình trạng sức khỏe của người bệnh; trực tiếp theo dõi và hỗ trợ cho bệnh nhân trong suốt quá trình trị liệu. Phạm vi công việc của điều dưỡng khác nhau tùy theo các cơ sở y tế, vị trí việc làm. Tuy nhiên, công việc chủ yếu chung nhất của nghề điều dưỡng là: điều dưỡng tiếp đón, điều dưỡng hành chính, điều dưỡng chăm sóc, điều dưỡng phục hồi chức năng, điều dưỡng dinh dưỡng, điều dưỡng cộng đồng.
Để hành nghề, người điều dưỡng phải có sức khỏe tốt, có ý đức, có đủ kiến thức về chính trị, pháp luật, kiến thức về chuyên môn và kỹ năng giao tiếp đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, tôn trọng tính cá biệt của người bệnh.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 3.245 giờ (tương đương 113 tín chỉ).
- Trình bày được các kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở và chuyên ngành để giải thích nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc người bệnh;
- Phân tích được về dược lý, dinh dưỡng, tâm lý con người, kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành chăm sóc người bệnh;
- Giải thích được quá trình dược động học của thuốc, tác dụng của thuốc, quy chế sử dụng thuốc để sử dụng thuốc hợp lý và an toàn;
- Trình bày được kiến thức về vi ký sinh để xác định các nguyên nhân gây bệnh, nguồn lây nhiễm để lập kế hoạch phòng bệnh;
- Giải thích được quy trình tiếp nhận người bệnh vào viện và hướng dẫn được cho người bệnh các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho người bệnh ra viện;
- Phân tích được được đặc điểm tâm lý từng người bệnh để lựa chọn phương pháp giao tiếp và tư vấn sức khỏe phù hợp;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- Nhận định được tình trạng người bệnh và đưa ra các chẩn đoán điều dưỡng phù hợp cho người bệnh;
- Phân loại được người bệnh đến khám và cấp cứu, xác định được vấn đề ưu tiên để đưa ra hướng xử trí phù hợp;
- Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc người bệnh;
- Thực hiện thành thạo các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và chuyên ngành;
- Phụ giúp được bác sĩ thực hiện các thủ thuật trên người bệnh;
- Thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp cấp cứu tại cộng đồng;
- Quản lý trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc, hồ sơ, sổ sách;
- Theo dõi, đánh giá tình trạng, ghi chép những diễn biến hàng ngày của người bệnh, phát hiện và báo cáo các diễn biến bất thường của người bệnh;
- Giao tiếp lịch sự, thân thiện với người bệnh;
- Tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh, thân nhân người bệnh và cộng đồng;
- Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các biện pháp phối hợp phòng chống dịch và bảo vệ môi trường sức khỏe;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm
- Tuân thủ đúng các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực điều dưỡng và các quy trình kỹ thuật của ngành y tế.
- Thận trọng, tỉ mỉ, tự chịu trách nhiệm với kết quả công việc của cá nhân và của nhóm.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Điều dưỡng phòng khám;
- Điều dưỡng chăm sóc;
- Điều dưỡng cộng đồng.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Điều dưỡng trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
7. Khối lượng kiến thức và thời gian của khóa học
- Số lượng môn học, mô đun: 38
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 113 tín chỉ (3.245 giờ)
- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 585 giờ
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2660 giờ.
- Khối lượng lý thuyết: 888 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 2256 giờ; kiểm tra, thi kết thúc môn 101 giờ.
8. Nội dung chương trình
Số TT |
Mã MH, MĐ |
Tên môn học/ mô đun |
Số tín chỉ |
Thời gian học tập (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||||
Lý thuyết |
TH, TT, TN, BT, T/luận |
Thi/Kiểm tra |
|||||
I |
Các môn học chung/đại cương |
26 |
585 |
216 |
340 |
36 |
|
I.1 |
Các Môn chung |
19 |
435 |
157 |
255 |
23 |
|
1 |
MĐ 01 |
Giáo dục chính trị |
4 |
75 |
41 |
29 |
5 |
2 |
MĐ 02 |
Pháp luật |
2 |
30 |
18 |
10 |
2 |
3 |
MĐ 03 |
Tiếng anh |
5 |
120 |
42 |
72 |
6 |
4 |
MĐ 04 |
Giáo dục thể chất |
2 |
60 |
5 |
51 |
4 |
5 |
MĐ 05 |
Giáo dục Quốc phòng - An ninh |
3 |
75 |
36 |
35 |
4 |
6 |
MĐ 06 |
Tin học |
3 |
75 |
15 |
58 |
2 |
I.2 |
Các môn đại cương |
7 |
150 |
59 |
85 |
6 |
|
7 |
MĐ 07 |
Tiếng Anh chuyên ngành |
3 |
60 |
29 |
29 |
2 |
8 |
MĐ 08 |
Vật lý - Lý sinh |
2 |
45 |
15 |
28 |
2 |
9 |
MĐ 09 |
Xác suất - Thống kê |
2 |
45 |
15 |
28 |
2 |
II |
Môn học, mô đun chuyên môn |
87 |
2660 |
672 |
1916 |
72 |
|
II.1 |
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở |
42 |
840 |
394 |
415 |
31 |
|
10 |
MĐ 10 |
Sinh học và Di truyền |
2 |
45 |
15 |
28 |
2 |
11 |
MĐ 11 |
Hóa học |
2 |
45 |
15 |
28 |
2 |
12 |
MĐ 12 |
Giải phẫu và Sinh lý |
5 |
90 |
58 |
30 |
2 |
13 |
MĐ 13 |
Hoá sinh |
2 |
45 |
15 |
28 |
2 |
14 |
MĐ14 |
Vi sinh vật và Ký sinh trùng |
2 |
45 |
15 |
28 |
2 |
15 |
MĐ 15 |
Sinh lý bệnh |
2 |
45 |
14 |
29 |
2 |
16 |
MĐ 16 |
Dược lý |
3 |
60 |
30 |
28 |
2 |
17 |
MĐ 17 |
Điều dưỡng cơ sở 1 |
5 |
105 |
45 |
58 |
2 |
18 |
MĐ 18 |
Điều dưỡng cơ sở 2 |
5 |
105 |
45 |
58 |
2 |
19 |
MĐ19 |
Sức khỏe - Môi trường và vệ sinh |
2 |
30 |
14 |
15 |
1 |
20 |
MĐ 20 |
Dinh dưỡng - Tiết chế |
2 |
45 |
15 |
28 |
2 |
21 |
MĐ 21 |
Dịch tễ và các bệnh truyền nhiễm |
2 |
30 |
28 |
0 |
2 |
22 |
MĐ 22 |
Pháp luật và Tổ chức Y tế |
2 |
30 |
28 |
0 |
2 |
23 |
MĐ 23 |
Sức khoẻ - Nâng cao sức khoẻ & hành vi con người |
2 |
45 |
15 |
28 |
2 |
24 |
MĐ 24 |
Tâm lý - Y đức |
2 |
30 |
28 |
0 |
2 |
25 |
MĐ 25 |
Y học cổ truyền |
2 |
45 |
14 |
29 |
2 |
II.2 |
Các môn học, mô đun chuyên môn |
43 |
1775 |
264 |
1472 |
39 |
|
26 |
MĐ 26 |
Quản lý điều dưỡng |
2 |
45 |
14 |
29 |
2 |
27 |
MĐ 27 |
Kiểm soát nhiễm khuẩn |
3 |
60 |
30 |
28 |
2 |
28 |
MĐ 28 |
Chăm sóc sức khoẻ người bệnh Nội khoa |
6 |
210 |
30 |
170 |
10 |
29 |
MĐ 29 |
Chăm sóc sức khoẻ người bệnh cao tuổi |
2 |
60 |
15 |
43 |
2 |
30 |
MĐ 30 |
Phục hồi chức năng |
3 |
60 |
28 |
30 |
2 |
31 |
MĐ 31 |
Chăm sóc sức khoẻ người bệnh Ngoại khoa |
5 |
165 |
30 |
130 |
5 |
32 |
MĐ32 |
Chăm sóc sức khoẻ trẻ em |
5 |
165 |
30 |
130 |
5 |
33 |
MĐ33 |
Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ |
5 |
165 |
30 |
130 |
5 |
34 |
MĐ34 |
Chăm sóc sức khỏe người bệnh tâm thần |
2 |
60 |
14 |
44 |
2 |
35 |
MĐ35 |
Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng |
2 |
60 |
14 |
44 |
2 |
36 |
MĐ36 |
Chăm sóc người bệnh cấp cứu & chăm sóc tích cực |
2 |
60 |
14 |
44 |
2 |
37 |
MĐ37 |
Thực tập tốt nghiệp |
6 |
450 |
0 |
450 |
0 |
38 |
|
Thi tốt nghiệp |
|
215 |
15 |
200 |
0 |
II.3 |
Môn học, mô đun tự chọn (chọn một trong ba môn học) |
2 |
45 |
14 |
29 |
2 |
|
39 |
MĐ38 |
Kỹ năng giao tiếp và tư vấn sức khỏe |
2
|
45
|
14
|
29
|
2
|
39 |
MĐ38 |
Chăm sóc da |
|||||
39 |
MĐ38 |
Chăm sóc Tai mũi họng |
|||||
|
Tổng cộng |
113 |
3245 |
888 |
2256 |
101 |
9. Hướng dẫn thực hiện chương trình
9.1. Các môn học chung được xây dựng theo Quy định của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội:
- Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 3 năm 2017 Quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
- 06 Thông tư hướng dẫn chương trình 06 môn học chung trong chương trình đào tạo trung cấp, cao đẳng bao gồm : Giáo dục chính trị (TT 24/2018/TT- BLĐTBXH), Pháp luật (TT 13/2018/TT-BLDTBXH), GDTC (TT 12/2018/TT- BLĐTBXH), Giáo dục quốc phòng an ninh(TT 10/2018/TT- BLĐTBXH), Tin học (TT 11/2018/TT- BLĐTBXH), Ngoại ngữ (Tiếng anh) (TT 03/2019/TT- BLĐTBXH).
9.2. Xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
Ngoài đi thực tế ngành, thực tập tốt nghiệp; mỗi năm học tổ chức từ 1 đến 2 tuần cho sinh viên đi hoạt động ngoại khóa: đi thăm quan các cơ sở dưỡng lão, khoa điều dưỡng tại các bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương.
9.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun
+ Các mô đun, môn học có từ 2 tín chỉ trở xuống: thực hiện 1 bài kiểm tra thường xuyên (KTTX) và 1 bài kiểm tra định kỳ (KTĐK)
+ Các mô đun, môn học có từ 3 tín chỉ trở lên: thực hiện 2 bài kiểm tra thường xuyên và 1 bài kiểm tra định kỳ
b) Đối với các mô đun, môn học có thực hành thì bài kiểm tra định kỳ bắt buộc phải là bài thực hành (có thể là kiểm tra hoặc chấm báo cáo thực hành). Điểm thực hành là điều kiện bắt buộc để xét dự thi kết thúc mô đun, môn học.
c) Về thi kết thúc mô đun, môn học: là điểm thi lý thuyết hoặc thực hành của môn học đó, tổ chức tại trường. Các môn bắt buộc thi thực hành bao gồm: Điều dưỡng cơ sở 1, Điều dưỡng cơ sở 2, Chăm sóc người bệnh nội khoa, Chăm sóc người bệnh ngoại khoa, Chăm sóc sức khỏe người bệnh cao tuổi, Chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chăm sóc người bệnh cấp cứu & chăm sóc tích cực và Chăm sóc sức khỏe phụ nữ.
d) Cách tính điểm
- Điểm trung bình kiểm tra = Điểm trung bình KTTX + (Điểm KTĐK x 2)
3
- Điểm trung bình môn học = (Điểm trung bình kiểm tra x 0,4)+ (Điểm thi x 0,6)
9.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp
Sinh viên phải thi tốt nghiệp hoặc làm khóa luận tốt nghiệp. Tùy điều kiện cụ thể của khóa học, hiệu trưởng sẽ quy định tiêu chuẩn sinh viên được làm khóa luận tốt nghiệp.
9.4.1. Nội dung và thời gian thi tốt nghiệp
a) Thi môn Chính trị: Thi môn Chính trị được tổ chức theo hình thức thi viết với thời gian 90 phút ở trình độ trung cấp, 120 phút ở trình độ cao đẳng hoặc thi trắc nghiệm với thời gian từ 45 phút đến 60 phút.
b) Thi môn Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp: Thi môn Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp được tổ chức theo hình thức thi viết hoặc trắc nghiệm với thời gian thi không quá 180 phút hoặc thi vấn đáp với thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời.
c) Thi môn Thực hành nghề nghiệp: Thi môn Thực hành nghề nghiệp được tổ chức theo hình thức làm bài thực hành kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một phần của sản phẩm hoặc một sản phẩm dịch vụ, công việc. Thời gian thi thực hành cho một đề thi từ 1 đến 3 ngày và không quá 8 giờ/ngày; thời gian thi cụ thể do hiệu trưởng quy định và được công bố trước kỳ thi ít nhất là 5 tuần.
9.4.2. Người học được công nhận tốt nghiệp, được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng Điều dưỡng khi đủ các điều kiện sau:
a) Điểm của mỗi môn thi tốt nghiệp phải đạt từ 5,0 trở lên hoặc điểm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp có điểm đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10;
b) Không trong thời gian: bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập có thời hạn trở lên, bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Hoàn thành các điều kiện khác theo quy định của Nhà trường;
d) Trường hợp người học có hành vi vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật chưa ở mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hiệu trưởng sẽ tổ chức xét kỷ luật trước khi xét điều kiện công nhận tốt nghiệp cho người học đó.
9.4.3. Trường hợp người học bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập có thời hạn, hết thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền nhưng không thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật ở mức bị buộc thôi học thì được hiệu trưởng tổ chức xét công nhận tốt nghiệp.
9.5. Các chú ý khác
Thực tập tốt nghiệp được tổ chức vào kỳ cuối cùng, sau khi sinh viên đã học xong và đạt tất cả các môn học, mô đun quy định. Cơ sở, địa bàn thực tế là các bệnh viện, cơ sở dưỡng lão, các trung tâm phục hồi chức năng, Trạm y tế điểm của Nhà trường. Không tổ chức kiểm tra kết thúc hai môn học này mà yêu cầu mỗi sinh viên làm Báo cáo Thực tập theo chủ đề do giáo viên hướng dẫn, kết hợp với điểm hoàn thành và điểm chấm “Nhật ký thực tập” tốt nghiệp của sinh viên.
|
HIỆU TRƯỞNG
TTƯT. PGS. TS Nguyễn Thị Thịnh (Đã ký)
|