Các phương pháp đánh giá dược liệu

Đánh giá một dược liệu nghĩa là xác định dược liệu đó có đúng tiêu chuẩn quy định hay không. Khi đánh giá thì dựa vào tiêu chuẩn nhà nước được ghi trong Dược điển hoặc tiêu chuẩn ngành. Tiêu chuẩn của một dược liệu quy định: Đặc chất, độ tro, độ ẩm. Những tiêu chuẩn đó được đề ra để đảm bảo chất lượng của thuốc và có căn cứ để giao dịch trên thị trường. Có thể sắp xếp các phương pháp đánh giá như sau:

  1. Cảm quan

Phương pháp cảm quan tức là dùng các giác quan của cơ thể để đánh giá, phân biệt các dược liệu. Dùng mắt để quan sát hình dáng bên ngoài, kích thước, màu sắc của dược liệu. Đối với một số dược liệu thì cần phải bẻ ra và quan sát bên trong.

  1.  Phương pháp soi kính hiển vi

Phương pháp đánh giá dựa vào kính hiển vi bao gồm soi vi phẫu và soi bột. Đây là phương pháp hay dùng nhất để kiểm nghiệm các dược liệu là các bộ phận của cây thuốc.

  1.  Phương pháp dựa vào các tính chất vật lý

Với các dược liệu là các bộ phận cây cỏ, nhiều trường hợp có thể phát hiện bị pha lẫn hoặc lẫn các chất giả mạo bằng cách soi mặt cắt dược liệu hay bột dược liệu dưới ánh đèn tử ngoại. Có thể trước khi soi, người ta sẽ nhỏ thêm trên bột dược liệu một vài loại thuốc thử (kiềm, acid…).

Việc ứng dụng các hằng số vật lý để đánh giá thường hay tiến hành đối với các dược liệu không phải là các bộ phận của cây cỏ như tinh dầu, dầu béo và các hoạt chất.

  1.  Thử tinh khiết

Có nhiều phương pháp thử tinh khiết:

Xác định độ ẩm: Trong đa số các trường hợp thì độ ẩm an toàn của dược liệu được quy định là không quá 13%. Độ ẩm của dược liệu có thể xác định bằng các phương pháp như sau: phương pháp sấy, phương pháp chưng cất.

Xác định độ tro: thường xác định các loại sau: tro toàn phần, tro không tan trong acid hydrochloric, tro sulfat.

  1.  Phương pháp hóa học

Phần lớn các dược liệu đều có thành phần hoạt chất xác định và những hoạt chất này thường có các phản ứng hóa học đặc trưng như tạo màu, kết tủa… để có thể dựa vào đó để định tính, định lượng.

 

Bài viết cùng danh mục