4 vai trò của thực vật đối với ngành Dược

Chắc hẳn thực vật là một khái niệm không còn quá xa lạ với các bạn bởi sự phong phú và những lợi ích tuyệt vời chúng đem lại trong đời sống, xã hội. Trong bài viết này, hãy cùng trường Cao đẳng Kỹ thuật Y Dược Hà Nội tìm hiểu chi tiết về 4 vai trò của thực vật đối với ngành Dược.

  1. Thực vật là gì?

Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra trong lục lạp của thực vật. Thực vật là một hệ sinh thái hoàn thiện cho trái đất.

Với khái niệm như trên, chúng ta còn có thể thấy thực vật ngoài là cây cối còn để chỉ cành, lá, gốc, rễ, thân, ngon…của cây. Đây cũng chính là những thứ được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống nói chung và ngành Dược nói riêng. Trong ngành Dược, thực vật có rất nhiều hình thái như nguyên vẹn, phơi khô, nghiền nhỏ, sắc…

  1. 4 vai trò của thực vật

Nguồn nguyên liệu Dược phẩm phong phú

Thực vật là một trong những thành phần quan trọng của nguồn Dược liệu. Thông qua hoạt động điều chế, phơi khô, đun nóng… thì chúng đã trở thành những loại Dược phẩm có ích và được sử dụng trong thực tế. So với các nguồn như từ động vật hay khoáng chất, nguồn nguyên liệu này có sự phong phú và dồi dào hơn.

Hỗ trợ quá trình thăm khám, điều trị và cải thiện sức khỏe

Chắc chắn đây là vai trò của thực vật đối với ngành Dược mà chúng ta có thể quan sát rõ nhất. Cùng với sự phát triển của công nghệ và khoa học, thực vật đã được bào chế trở thành các dạng thuốc dễ sử dụng hơn như viên nén, dạng uống… Hoặc với nhiều cơ sở khám bệnh Đông Y, bệnh nhân còn được điều trị trực tiếp với các loại thuốc được phơi khô, đập nhỏ. 

Đây còn là một nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất hay những chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể.

Nền tảng quan trọng của ngành Y học cổ truyền

Nhắc đến sự hình thành, duy trì và phát triển của Y học cổ truyền mà không nhắc đến các bài thuốc, các ứng dụng của thực vật thì quả là một thiếu sót to lớn. Ngải cứu, ích mẫu, mã đề, tía tô… là những cái tên vô cùng quen thuộc gắn liền với đời sống của nhân dân cũng như nền Y học cổ truyền.

Thông qua truyền miệng cũng như việc gìn giữ lịch sử dân tộc, các bài thuốc Y học cổ truyền với thực vật vẫn tồn tại và được ưa chuộng đến tận bây giờ. Thậm chí, một số loại bệnh nan y cũng như một bộ phận người dân vẫn dành sự tin tưởng cho các loại thuốc từ thực vật hơn là thuốc Tây. 

Cơ sở cho hoạt động nghiên cứu và phát triển 

Thực vật là một nguồn tư liệu vô cùng phong phú với các Dược sĩ hay các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Điều này thể hiện vô cùng rõ ràng khi có hẳn một chuyên ngành mang tên Thực vật học với đối tượng chính là các loài thực vật, thảo dược, cây cỏ. Những thành phần có trong thực vật có thể được phân tích và tổng hợp để tạo ra các loại thuốc, dược phẩm mới. Chúng hoàn toàn có thể được ứng dụng vào thực tiễn sau khi trải qua thử nghiệm hiệu quả và an toàn.

 

 

 

Bài viết cùng danh mục