Vai trò của Y học cổ truyền

Không chỉ các nước Châu Á, nhiều nước Châu Âu, Mỹ đã bắt đầu xu hướng “trở về với tự nhiên” qua việc sử dụng ngày càng nhiều các loại thuốc có nguồn gốc cây cỏ và các phương pháp điều trị của y học cổ truyền để dự phòng, chữa trị và nâng cao sức khỏe… Ở bài viết này cùng tìm hiểu về các vai trò của Y học cổ truyền.

Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Vai trò của Y học cổ truyền thể hiện rõ qua việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đây cũng là vai trò quan trọng nhất mà người Y sĩ cần đề cao và thực hiện. Vai trò được được thể hiện rõ qua các nhiệm vụ như chẩn đoán, khám chữa bệnh cho người bệnh; sử dụng và dự trù nguồn dược liệu, thuốc hợp lý; theo dõi sát sao tình hình bệnh nhân để đưa ra phương án xử lý phù hợp; bốc thuốc, châm cứu, nắn bóp điều trị bệnh;…

Giáo dục, phòng ngừa và tăng cường sức khỏe

Thông qua kiến thức và kinh nghiệm được tích luỹ, người Y sĩ có thể giúp nâng cao hiểu biết của bệnh nhân về chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Nhờ vậy, hiểu biết về sức khỏe của cộng đồng cũng được gia tăng.

Khi có thêm những kiến thức về Y học cổ truyền, người dân sẽ tự có ý thức hơn về bảo vệ và ngăn ngừa bệnh tật. Cả về thể chất và tinh thần được ổn định sẽ đem đến hiệu quả năng suất công việc và ngày càng cải thiện cuộc sống.

Bảo tồn kiến thức và văn hoá

Y học cổ truyền được phát triển dựa trên những kinh nghiệm, văn hoá của nhân dân ta. Có thể nói, vai trò của Y học cổ truyền giống như chứng nhân lịch sử cùng đồng hành dọc theo từ ngàn đời nay. Y học cổ truyền chứa đựng những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy qua bao thế hệ. Đó là nhận thức về cơ thể con người, là tác nhân gây bệnh hay các phương pháp chẩn đoán và điều trị. Mặc dù Y học hiện đại ngày càng phát triển, đại bộ phận người dân vẫn coi đây là nét đẹp văn hoá và là di sản không thể thay thế được.

Nghiên cứu và phát triển

Vai trò của Y học cổ truyền còn thể hiện qua nghiên cứu hiệu quả, cơ chế của các phương pháp cũ và ứng dụng để cải thiện tình trạng sức khỏe. Các phương pháp truyền thống sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng, được phát triển và tối ưu hoá. Hiệu quả sẽ càng ngày được cải thiện và được ứng dụng một cách tốt nhất. Trước đây, Y học cổ truyền và Y học hiện đại luôn tách biệt với nhau. Tuy nhiên trong thời đại này, đi cùng với sự phát triển của con người và xã hội, hai lĩnh vực này dần có mối quan hệ sâu sắc và ảnh hưởng lẫn nhau. Đây cũng là lý do sinh viên ngành Y học cổ truyền cần được đào tạo và tiếp thu đồng thời những kiến thức Tây Y.

Bài viết cùng danh mục