Những kiến thức thú vị về y học cổ truyền mà bạn nên biết
Hiện nay, ngành y học cổ truyền tưởng chừng như đang đánh mất vị thế trước nền y học phương Tây, nhưng thực tế cho thấy rất nhiều người vẫn còn ưa chuộng. Cốt lõi chắc hẳn xuất phát từ các nguyên liệu thuốc đến từ thiên nhiên. Hãy cùng tìm hiểu thêm về nền y học thú vị này nhé!
Y học cổ truyền là gì?
Y học cổ truyền được biết là một ngành thuộc Đông y và có nguồn gốc xuất xứ từ hai đất nước kết hợp là Trung Hoa và Việt Nam. Theo các ghi chép lịch sử xa xưa, nền y học này xuất phát từ nền y học của phương Đông và được xem là một thuật ngữ để phân biệt với nền Tây y học hiện đại ngày nay. Một số bậc thầy trứ danh trong ngành nghề y học của Việt Nam từ thuở xưa có thể kể đến như Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh.
Cách chẩn đoán bệnh trong y học cổ truyền
Nếu như ngành y học phương Tây sở hữu rất nhiều phương pháp áp dụng các công nghệ hiện đại vào việc kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân thì nền y học cổ truyền chỉ chẩn đoán bệnh dựa trên bốn phương pháp ngoại quan được gọi là tứ chẩn.
-
Vọng chẩn
Phương pháp vọng chẩn dựa trên các thông tin về điều kiện sống cũng như hoàn cảnh và các dấu hiệu biểu hiện trên cơ thể bệnh nhân để xác định bệnh. Y học cổ truyền chú trọng việc quan sát các biểu hiện bệnh tật phản ánh ra bên ngoài cơ thể ở các bộ phận tiêu biểu như mắt, lưỡi, họng,... Theo như nền y học này, các bộ phận này đều có mối liên hệ nhất định với các bộ phận phủ tạng nằm sâu bên trong cơ thể.
-
Văn chẩn
Cũng tương tự như vọng chẩn, các bác sĩ y học cổ truyền sẽ lắng nghe kỹ thông tin từ người bệnh và quan tâm đến các biểu hiện thuộc về tính chất âm thanh như tiếng thở, tiếng ho khan ho có đờm, rên,... từ các bệnh nhân.
-
Vấn chẩn
Các thói quen sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày cùng chế độ dinh dưỡng và tâm sinh lý sẽ được các bác sĩ ghi nhận để chẩn đoán bệnh và được gọi là phương pháp vấn chẩn. Từ các thông tin được cung cấp, các bác sĩ có thể biết được tiến triển của căn bệnh cũng như thời gian khởi phát để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
-
Thiết chẩn
Với thiết chẩn, các bác sĩ sẽ trực tiếp sờ, nắn lên các vị trí như tay, chân, bụng và mạch hoặc sử dụng một số dụng cụ đi kèm để khám bệnh. Việc xem mạch sẽ giúp họ biết được hiện trạng suy yếu của các tạng phủ và vị trí nông sâu hay tính chất về hàn nhiệt của căn bệnh.
Phương pháp điều trị của y học cổ truyền
Sau đây là một số phương pháp điều trị tiêu biểu của ngành y học cổ truyền còn được ứng dụng rộng rãi trong ngày nay:
-
Châm cứu: Các bác sĩ sẽ sử dụng các chiếc kim bằng kim loại nhỏ để châm xuyên qua lớp da, sau đó chuyển động bằng tay hoặc sử dụng biện pháp kích điện để tác động đến hệ thần kinh trung ương. Cơ chế này giúp giải phóng các chất hóa học vào trong cơ, tủy sống hay não và thúc đẩy khả năng tự chữa bệnh một cách tự nhiên của cơ thể.
-
Xoa bóp, bấm huyệt: Đây không những là một phương pháp chữa trị các căn bệnh mãn tính mà còn giúp cho việc phòng bệnh rất hiệu quả. Cách thức hoạt động chính là sử dụng bàn tay và ngón tay để tác động lực lên các huyệt trên cơ thể bệnh nhân.
-
Uống thuốc: Thuốc ngành y học cổ truyền đều có thành phần từ nguyên liệu của thiên nhiên bao gồm cả thực vật và động vật. Mỗi vị thuốc sẽ được kết hợp với các dược liệu khác nhau tùy theo chứng bệnh. Đặc trưng của thuốc y học cổ truyền đó là có thể sử dụng được trong thời gian rất dài, phù hợp trong việc chữa trị các căn bệnh mãn tính.