Cơ hội việc làm của ngành Y học cổ truyền
Bên cạnh ngành Y Dược hiện đại, ngành Y học cổ truyền cũng đang được nhiều thí sinh quan tâm hiện nay.
Ngành Y học cổ truyền là gì?
Y học cổ truyền sử dụng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc (dưỡng sinh, châm cứu xoa bóp, ẩm thực trị liệu…), đây là những liệu pháp tự nhiên có tác dụng điều hòa các chức năng của cơ thể bị rối loạn. Vì thế phương pháp điều trị này rất thân thiện và an toàn.
Mục tiêu chính của phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền là tập trung vào việc điều chỉnh, cân bằng những yếu tố Âm – Dương trong cơ thể, giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và phục hồi nhanh chóng.
Y học Cổ truyền có dễ xin việc không?
Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, ngành Y học cổ truyền đang cần nguồn nhân lực lớn. Do đó, nhiều trường đang tiến hành đào tạo thêm ngành Y học cổ truyền, thúc đẩy sự phát triển của ngành, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong tương lai.
Sinh viên được cung cấp nhiều kỹ năng chăm sóc và điều trị như khám chữa bệnh, kê đơn, bốc thuốc, điện châm, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… Ngoài ra, sinh viên của ngành cũng có thể tham gia công tác phòng bệnh, tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền, phát hiện và xử lý bệnh cấp cứu… tại phường/ xã hay tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học lĩnh vực y học cổ truyền.
Cơ hội việc làm ngành Y học cổ truyền
Các vị trí công việc mà sinh viên tốt nghiệp Y học cổ truyền có thể làm:
Làm việc tại bệnh viện tuyến trung ương (những bệnh viện trực thuộc truyến trung ương thường sẽ có chuyên khoa y học cổ truyền riêng biệt).
Làm việc tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, phòng y tế có khoa y học cổ truyền.
Làm việc tại các phòng khám tư về y học cổ truyền, bấm huyệt, bốc thuốc.
Mở phòng khám tại nhà để khám chữa bệnh.
Mở nhà thuốc Đông y.
Làm giảng viên, nghiên cứu sinh tại trường đại học, cao đẳng nếu có chuyên môn tốt.