Phẩm chất của một điều dưỡng viên giỏi
Vài năm trở lại đây nhu cầu về thị trường lao động ngành điều dưỡng đang ngày càng tăng mạnh hơn, đỏi hỏi số lượng lớn nhân lực vào làm việc trong hệ thống bệnh viện công – tư nhân, cơ sở khám chữa bệnh.
Dưới đây là các phẩm chất cần có để trở thành điều dưỡng viên giỏi.
Chăm Chỉ
Một trong những phẩm chất của y tá giỏi là sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu của họ. Tính chất làm việc của ngành điều dưỡng không giống với những công việc hành chính, bởi vì bệnh nhân có thể phát bệnh bất cứ lúc nào, nên đôi khi sẽ cần phải tăng ca đột suất, những ca làm việc kéo dài sẽ khiến cho nghề nghiệp này trở nên đòi hỏi về mặt thể chất. Do đó, các điều dưỡng viên cần phải chăm chỉ và nỗ lực hết sức cần thiết.
Ham học hỏi
Điều dưỡng là một nghề chuyên môn đòi hỏi những kiến thức cụ thể về y học. Nó cũng đòi hỏi các học viên phải là những người học cả đời. Lĩnh vực y tế thay đổi nhanh chóng và các giao thức mới liên tục được thực hiện vì sức khỏe và sự an toàn của bệnh nhân. Y tá học những điều cơ bản trong chương trình cấp bằng của họ nhưng họ vẫn tiếp tục học trong khi làm việc. Phải luôn sẵn sàng trau dồi, học hỏi và rèn luyện thêm những kỹ năng khác để có được chuyên môn tốt phục vụ cho công việc của mình.
Lạc quan
Những điều dưỡng viên thành công là những người luôn mang một thái độ lạc quan trong công việc. Họ có thể nhìn thấy mặt tươi sáng của các tình huống và khuyến khích bệnh nhân, tiếp thêm năng lượng tích cực giúp cải thiện tinh thần của bệnh nhân. Mặc dù nghề nghiệp này đôi khi có thể thách thức về mặt tinh thần, nhưng những điều dưỡng viên xuất sắc luôn biết cách duy trì sự tích cực và tập trung vào việc chăm sóc bệnh nhân. Hơn nữa, những điều dưỡng có thái độ tích cực có thể đóng vai trò là người đi đầu, truyền cảm hứng lạc quan cho những người khác.
Nhân từ
Một trong những phẩm chất quan trọng nhất của một điều dưỡng viên giỏi là lòng nhân ái. Trong nghề nghiệp của mình, chứng kiến bệnh nhân buồn bã, đau khổ là điều không thể tránh khỏi của một điều dưỡng viên. Lúc này, không chỉ đơn giản là đưa ra một giải pháp, điều dưỡng viên cần phải có khả năng bày tỏ lòng trắc ẩn, sẽ chia đối với bệnh nhân và gia đình của họ. Điều này cho phép họ hình thành các mối quan hệ có ý nghĩa với bệnh nhân.
Ổn định cảm xúc
Sự đồng cảm đòi hỏi sự ổn định về mặt cảm xúc. Không tỏ ra tức giận hoặc khó chịu với bệnh nhân là điều quan trọng cho dù ngày hôm đó bạn có chuyện không vui hay bạn có khó khăn như thế nào. Chăm sóc sức khỏe là một ngành đòi hỏi nhiều cảm xúc, và mỗi ngày đều mang đến niềm vui và cả nỗi buồn. Điều dưỡng viên phải có khả năng quản lý phản ứng để giải quyết vấn đề các vấn đề cá nhân của mình, tập trung vào sức khỏe và sự an toàn của bệnh nhân.