Ngành Cao Đẳng Dược là gì? Cơ hội việc làm khi tốt nghiệp ngành Dược Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Dược Hà Nội

Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Dược Hà Nội (Mã trường: CDD0146)

Tên ngành: DƯỢC SĨ

Mã ngành: 6720201

Trình độ đào tạo: Cao đẳng.

Hình thức đào tạo: Chính quy

STT Ngành Đào Tạo Đối tượng Thời gian đào tạo
1 Cao đẳng Dược Tốt nghiệp THPT 30 tháng
2 Liên thông Cao Đẳng Dược Tốt nghiệp trung cấp Dược 15 tháng
3 Văn bằng 2 Cao Đẳng Dược Tốt nghiệp trung cấp trở lên  

Học phí: 1.500.000đ/ tháng. Học thứ 7, Chủ Nhật
Học xong được cấp bằng: Cao Đẳng Dược chính quy.

Quyền lợi của sinh viên tham gia khóa học:

- Mục tiêu đào tạo gắn với việc làm, ra trường đi làm được ngay.

- Sinh viên được trải nghiệm công việc ngay trong quá trình đào tạo;

DƯỢC SỸ LÀ GÌ?

 “Ngành dược sĩ là gì?” là câu hỏi thường hay gặp từ các vị phụ huynh và học sinh phổ thông trong quá trình định hướng và xác định nghề nghiệp cho tương lai.

Khi nhắc đến Dược sĩ chúng ta đều nghĩ tới Dược sĩ tại quầy thuốc. Nhưng bạn chưa biết phạm vi hành nghề của nghề Dược rộng hơn nhiều. Tùy thuộc vào trình độ, sở thích và năng lực cá nhân, bạn có thể tham gia vào lĩnh vực Dược khác nhau.

Dược học được phát triển dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó cơ bản nhất vẫn là hóa học và sinh học - hai ngành quan trọng chúng ta sử dụng kiến thức của nó để bào chế ra các dược phẩm phục vụ cho sức khỏe con người. Ở góc độ nào đó, có thể hiểu đây là ngành học liên quan đến việc bào chế, sản xuất và phân phối thuốc hoặc các sản phẩm hỗ trợ, nâng cao sức khỏe con người.

Không giống với việc bào chế các phương thức Đông y cổ truyền, ngành Dược hiện đại chủ yếu dựa vào kỹ thuật điều chế, sản xuất tân dược, các sản phẩm thuốc chăm sóc sức khỏe, tinh chiết các hợp chất thứ cấp từ hoạt chất để làm thuốc. Song song đó, đây là ngành học có liên quan mật thiết đến sản xuất các loại vaccin phòng trị bệnh, các chế phẩm tăng cường hoạt tính sinh học trong cơ thể con người.

Vì vậy, có thể nói học ngành dược là đóng góp trực tiếp vào hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Từ xưa, người ta vẫn nói “Nhất y, Nhì dược” là để chỉ tính cần thiết và sự trọng vọng của xã hội với hai ngành cao quý này.

Tại các cơ sở khám chữa bệnh các dược sĩ (dược sĩ lâm sàng) giới thiệu các thuốc mới (đặc biệt là thuốc kê đơn) cho các cho các thầy thuốc, hoặc tư vấn về sử dụng thuốc và sức khỏe cho người dân và cộng đồng nơi nhà thuốc hoạt động (dược sĩ làm việc tại các nhà thuốc cộng đồng-nhà thuốc cộng đồng là những nơi chúng ta vẫn thấy bán lẻ thuốc thành phẩm). Các dược sĩ cũng là một chuyên gia về thuốc, chuyên gia về các xét nghiệm sinh hóa cận lâm sàng khi tham gia vào quyết định dùng thuốc ở các trường hợp đặc biệt trong các cơ sở trên (dược sĩ tham gia hội đồng tư vấn thuốc và điều trị).

CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG DƯỢC:

  1. Nghiên cứu, bào chế và kiểm nghiệm thuốc

Học Cao đẳng Dược – Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Dược Hà Nội xong ra làm gì? Nếu bạn đang thắc mắc về câu hỏi này thì không phải lo lắng. Ngoài đầu ra đa dạng thì bạn còn lựa chọn được công việc ngành Dược cực kỳ hấp dẫn. Đó là bạn sẽ được tham gia vào công tác nghiên cứu bào chế mới, đánh giá sản phẩm thuốc, nghiên cứu các phản ứng có hại của thuốc. Đồng thời xem xét có đủ tiêu chuẩn để được cấp giấy phép lưu hành ra thị trường hay không?

Với công việc này bạn có thể công tác tại Viện Y học Cổ truyền, Viện Dược liệu, Viện dịch tễ, Viện Kiểm nghiệm thuốc hoặc cũng có thể làm việc tại phòng ban nghiên cứu phát triển sản phẩm ở 1 công ty Dược phẩm. Đặc biệt, nếu như có năng lực thì bạn còn được tham gia làm giảng viên ngay tại trường thuận tiện cho công tác nghiên cứu khoa học luôn.

  1. Nghiên cứu viên tiến hành các thử nghiệm lâm sàng

Giai đoạn nghiên cứu thuốc chưa dừng lại ở trên, sau đó bạn cần phải được thử nghiệm lâm sàng, trên động vật sau đó thử nghiệm trên con người. Như vậy thì bạn có thể sẽ được liên hệ với những đơn vị nhận thử thuốc trên lâm sàng, tiếp theo hãy phối hợp với họ trong việc tiến hành thử thuốc trên lâm sàng.

Trường hợp công đoạn này thành công thì đáp ứng tiêu chí được cấp phép và sản xuất hàng loạt ra thị trường. Mảng công việc này hiện nay còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên trong bối cảnh thị trường dược phẩm nước ta chủ yếu đều nhập khẩu thì công việc này là định hướng phát triển cũng như tạo ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn sinh viên theo đuổi ngành này. Làm việc tại các nhà máy sản xuất thuốc

Khi làm việc tại nhà máy sản xuất thuốc thì bạn sẽ đảm nhiệm những công việc như vận hành máy móc trong xưởng sản xuất dược phẩm đồng thời có liên kết với bên nghiên cứu để tham mưu trong cách bào chế thuốc nhằm mang lại hiệu quả cao đồng thời có độ bền sinh lý, bảo quản thuốc. Ngoài ra còn liên kết với bên kinh doanh nhằm giúp phân phối dược phẩm tốt nhất. Với những bạn có tính cách kỹ thuật và nghiên cứu được xem là khá phù hợp với các công việc này.

  1. Dược sĩ Lâm sàng

Dược sĩ lâm sàng là công việc phổ biến sau khi học dược làm gì? Nhiệm vụ của họ bao gồm công tác hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả vừa tốt cho bệnh nhân mà còn cho bác sĩ và cộng đồng. Dược sĩ còn phối hợp với các bác sĩ trong việc thiết kế danh mục thuốc trong Bệnh viện,…Lĩnh vực này hiện nay còn đang rất được ưu tiên phát triển tại Việt Nam mặc dù trên thế giới đã phát triển rất lâu rồi.

Dược sĩ hiện nay đã trở thành 1 lĩnh vực rất quan trọng, bởi trên thực tế có khá nhiều ca bệnh sử dụng nhầm thuốc. Chúng có thể không mang lại hiệu quả mà còn có thể gây ra hậu quả không tốt đối với sức khoẻ cùng như sự hồi phục của bệnh nhân. Theo đó thì Dược sĩ lâm sàng có thể được làm việc tại phòng khám,  bệnh viện, nhà thuốc, hoặc tương lai có thể trở thành Dược sĩ gia đình với công tác để tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho gia đình. Với xã hội ngày càng phát triển hiện nay thì công việc này cũng mở ra nhiều cơ hội và thách thức để các bạn được trải nghiệm.

  1. Dược sỹ nhà thuốc

Đối với dược sĩ đang làm việc tại bệnh viện hay các chuỗi nhà thuốc, thì có thể đảm nhiệm được công việc tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh đồng thời phân phối thuốc theo kê đơn của bác sỹ.

  1. Trình dược viên, phân phối thuốc

Trình Dược Viên là công việc mà nhiều bạn lựa chọn nếu có thắc mắc học Dược sĩ Cao đẳng ra làm gì. Cụ thể công việc này sẽ giúp bạn đảm trách việc giới thiệu thuốc đến người dùng bao gồm nhà thuốc, bác sĩ, hay bệnh nhân.

Nếu sở hữu tấm bằng Cao đẳng Dược đồng thời có khả năng giao tiếp tốt thì Trình Dược Viên là một vị trí phù hợp với bạn. Hiện nay các hãng dược phẩm chủ yếu đào tạo về chuyên môn nhằm giúp đáp ứng được công việc việc giới thiệu thuốc cũng như có khá nhiều kỹ năng về Marketing, giao tiếp, team work, về sales,… Đây chắc chắn sẽ mang lại cho bạn kỹ năng sống tuyệt vời sau này. Với những bạn sở hữu tính cách trội thiên về nhóm xã hội, nghiên cứu và quản lý sẽ hứng thú khi làm các công việc này.

  1. Làm Marketing Dược

Nếu như Trình Dược Viên là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thì những người làm Marketing thường đứng đằng sau phụ trách những công việc hỗ trợ cho TDV, cụ thể như thực hiện chiến dịch truyền thông – quảng cáo ( trên Tivi, Báo mạng, Báo giấy, Radio, Mạng xã hội,…).

Có thể tham gia tổ chức các sự kiện hay nghiên cứu thị trường, tổ chức các cuộc khảo sát,…giúp “thu hút và gìn giữ” khách hàng đối với các sản phẩm, về với Doanh nghiệp. Đây được xem là 1 lợi thế cực kỳ lớn đối với mỗi bạn Sinh viên ngành Dược để mang lại kiến thức cùng với kỹ năng tốt về Marketing.

  1. Làm Bộ phận quản lý Dược

Đối với các bộ phận liên quan đến quản lý về thuốc, bạn sẽ đảm nhiệm công việc sau: Đấu thầu thuốc (ở Tỉnh, các Bệnh viện); Quản lý Chất lượng thuốc; Sở hoặc Phòng Y tế sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của các loại thuốc được lưu thông trên thị trường. Với những bạn có tính cách trội nằm trong nhóm xã hội, nghiên cứu hay quản lý sẽ khá hứng thú khi làm các công việc này. 

  1. Bán thuốc tại các quầy thuốc hoặc nhà thuốc

Đây là công việc mà nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Dược lựa chọn. Hành trình này giúp bạn được trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để phục vụ cho định hướng phát triển nghề nghiệp bản thân. Nếu bạn có yêu thích thì đừng bỏ lỡ nhé.

Các môn học Cao đẳng Dược chuyên ngành

Chương trình đào tạo Cao đẳng Dược, sinh viên được học các môn chuyên ngành như Pháp luật – Tổ chức và quản lý dược, Dược liệu, Bào chế, Kiểm nghiệm thuốc, môn Hóa dược, Ứng dụng công nghệ nano trong bào chế thuốc và Dược lý.

Trải qua các kiến thức ngành Dược cơ bản thì sẽ được đào tạo về kiến thức chuyên sâu về lịch sử bao gồm cách sử dụng thuốc, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc lâm sàng… Trong đó thì các bạn cũng sẽ được đào tạo về chuyên ngành liên quan đến công việc như kiểm định, hướng dẫn sử dụng thuốc, nghiên cứu, bào chế, đánh giá, phân phối.

Song bên cạnh đó, các bạn sinh viên cần phải được đào tạo về những kiến thức bổ trợ đặc thù như:

  • Bệnh học cơ sở
  • Dược lâm sàng
  • Khóa luận tốt nghiệp
  • Pháp chế dược
  • Kỹ năng giao tiếp và tư vấn dược
  • Chiết xuất dược liệu
  • Dược học cổ truyền
  • Tốt nghiệp
  • Quản lý tồn trữ thuốc
  • Đảm bảo chất lượng thuốc
  • Tổng cộng
  • Marketing Dược
  • Môn học thay thế Khóa luận tốt nghiệp
  • Quản trị kinh doanh dược
  • Công nghệ sản xuất dược phẩm

Sau khi hoàn thành khóa học, các môn thi tốt nghiệp của ngành dược hệ cao đẳng các bạn sẽ là môn Chính trị, Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp và môn Thực hành nghề nghiệp.

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG DƯỢC HÀ NỘI

  • 01 Phiếu đăng kỹ xét tuyển

  • 02 Sơ yếu lý lịch có dấu của xã, phường (bộ hồ sơ HSSV)

  • 02 Học bạ (công chứng)

  • 02 Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (công chứng)

  • 02 CMND hoặc Thẻ căn cước (công chứng)

  • 02 Giấy khai sinh (công chứng)

  • 04 ảnh 4×6 (ghi họ tên, ngày sinh, quê quán mặt sau)

 

Cách đăng ký học ngành Dược sỹ tại

Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Dược Hà Nội

Thí sinh đăng ký trực tuyến tại đây https://caodangkythuatyduochanoi.vn/dang-ky

Địa chỉ nộp hồ sơ và nhập học: Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Dược Hà Nội - Số 10, Ngõ 4 Phố Xốm, Phường Phú Lãm, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội.

☎ Hotline: 088 9999 589

Website: https://caodangkythuatyduochanoi.vn/

Bài viết cùng danh mục